Logo Berry Fruit

Quả trái cúng ông Công ông Táo trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam

Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp là ngày thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ thờ cúng ông Công ông Táo cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình. Ngoài việc chuẩn bị những lễ vật, trái cây tươi trong mâm ngũ quả dâng hương cũng là việc đáng lưu ý.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có phong tục khác nhau nên mâm cúng ông Táo cũng có khác nhau đôi chút, tuy nhiên mâm cúng thưởng sẽ gồm:
Lễ vật: mũ (2 mũ ông và 1 mũ cho bà) áo (2 bộ của ông và 1 bộ của bà), hia, bài vị, cây mía (để dẫn đường, giấy vàng, giấy bạc, trầu cau, hoa quả và nước.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Việc cúng ông Công ông có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy vào trước 23 tháng Chạp, các gia đình đều tranh thủ thời gian chuẩn bị lễ vật, mâm cúng ông Công ông Táo.

Đưa ông Công ông Táo về trời nên cúng loại trái cây nào?

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân miền Bắc thường sẽ lựa chọn thêm một vài loại trái cây để bày trí cho mâm cúng thêm phần đủ đầy và thể hiện lòng thành một cách trang nghiêm hơn.

Trong đó, 5 loại trái cây cúng ông Táo về trời phổ biến nhất là chuối, bưởi, cam, táo, thanh long. Ngoài ra có thể lựa chọn thêm một số loại hoa quả khác như phật thủ, quýt, lê, hồng đỏ, xoài, nho, đu đủ… tùy theo sở thích và điều kiện tài chính của từng gia đình.

Về cơ bản, khu vực miền Trung có khí hậu khắc nghiệt hơn miền Bắc và Nam nên số lượng của các loại hoa quả cũng hạn chế hơn. Chính vì vậy, người miền Trung thường tận dụng các loại hoa quả có sẵn của vùng miền và được bày trí một cách đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự chân thành đối với thần linh.

Thông thường, những loại trái cây được bày trí trong mâm ngũ quả cúng ông Táo của miền Trung sẽ bao gồm chuối, thanh long, mãng cầu, dứa, cam, quýt…

Đối với miền Nam, họ thường trọng về ý nghĩa các loại quả nên mâm ngũ quả thường bao gồm mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Trong đó, mãng cầu là cầu chúc cho mọi điều đều như ý; quả dừa, phát âm tương tự như "vừa," có nghĩa là không thiếu; quả sung - sung mãn về sức khỏe, tiền bạc; quả đu đủ có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ, thịnh vượng; quả xoài, phát âm na ná như là "xài" - cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Khi đọc phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ xài sung.”

Bên cạnh đó, các gia đình miền Nam còn kiêng kỵ một số loại trái cây như chuối, táo, lê, quýt, cam trong việc cúng bái vì cho rằng tên gọi của chúng không mang lại may mắn.

Có thể khẳng định rằng mâm ngũ quả ngày Tết chính là nét đặc trưng văn hóa của người Việt, dù có sự khác nhau giữa các vùng, miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội tổ tiên và ước mong một năm mới sum họp, an khang, hạnh phúc, đủ đầy.

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả Tết:

 - Mâm ngũ quả sẽ bày trên bàn thờ trong suốt những ngày Tết nên không nên mua quả sớm quá để đảm bảo trong quá trình bày quả không bị hỏng.
- Khi mua chọn những quả già nhưng chưa chín hẳn. Chuối phải màu xanh, cứng cáp để có thể đỡ được những quả khác.
- Không rửa quả trước khi bày mà chỉ dùng khăn ẩm lau sạch quả. Việc rửa quả sẽ khiến quả sớm bị héo, hỏng, không để được lâu.

 

Danh mục cẩm nang


Bản tin nổi bật

Sự khác nhau giữa các loại nho
Tổng hợp trái cây chính ngạch đến từ
Quả trái cúng ông Công ông Táo trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam
Bổ sung hạt dinh dưỡng cho mâm bánh kẹo Tết
Cherry New Zealand - Trái cây nhập khẩu tươi ngon vượt trội
Tặng quà Tết - nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam
Top 5 loại trái cây hỗ trợ giảm cân giúp bạn tự tin đón Tết
Bí quyết để có làn da đẹp cùng Dâu tây Hàn Quốc
Giỏ quà trái cây
Quà tặng trái cây tươi

Có thể bạn sẽ quan tâm

Bài viết liên quan
Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo